So sánh với thông luật Hệ_thống_luật_châu_Âu_lục_địa

Dân luật chủ yếu là ngược lại với thông luật, là hệ thống pháp lý được những người nói tiếng Anh phát triển, đặc biệt là tại Anh.

Khác biệt về nguồn gốc ở chỗ, về mặt lịch sử thì thông luật là luật được phát triển theo các tục lệ, bắt đầu trước khi có bất kỳ luật nào ở dạng thành văn và còn tiếp tục được các tòa án áp dụng sau khi đã có các luật thành văn, trong khi dân luật phát triển lên từ luật La Mã, dựa trên Corpus Juris Civilis (Dân pháp đại toàn) của Justinian.

Sau này, dân luật được pháp điển hóa như là droit coutumier hay tập quán pháp là các bản biên soạn địa phương của các nguyên tắc pháp lý được thừa nhận như là quy chuẩn. Được khuấy động bpửi thời kỳ khai sáng, các cố gắng nhằm pháp điển hóa luật tư (tư pháp) đã bắt đầu trong nửa sau của thế kỷ 18 (Xem Luật dân sự), nhưng các bộ luật dân sự với ảnh hưởng kéo dài chỉ được công bố sau Cách mạng Pháp, trong các quốc gia như Pháp (với Luật Napoleon), Áo (xem ABGB), Quebec (xem Luật Dân sự Quebec), Italia (Codice Civile), Bồ Đào Nha (Código Civil), Tây Ban Nha (Codigo Civil), Hà Lan (xem Burgerlijk Wetboek) và Đức (xem Bürgerliches Gesetzbuch). Tuy nhiên, pháp điển hóa không phải luôn là đặc trưng xác định của hệ thống dân luật, chẳng hạn các hệ thống dân luật của các nước khu vực Scandinavia vẫn chủ yếu tồn tại dưới dạng không pháp điển hóa trong khi một số quốc gia thuộc hệ thống thông luật cũng pháp điển hóa phần nào các bộ luật của mình, chẳng hạn như trong Luật Thương mại thống nhất (UCC) của Hoa Kỳ. Cũng tồn tại các hệ thống hỗn hợp, chẳng hạn như luật pháp của Scotland, Louisiana, Quebec, Philippines, NamibiaNam Phi.

Vì thế, khác biệt giữa dân luật và thông luật không chỉ nằm ở thực tế nhỏ là sự pháp điển hóa, mà còn ở cách tiếp cận về phương pháp cho các bộ luật và đạo luật. Tại các quốc gia dân luật, lập pháp được coi là nguồn chính của luật. Theo mặc định, các tòa án phải dựa trên cơ sở của các điều khoản của các bộ luật và đạo luật để đưa ra các phán quyết của mình nhằm có giải pháp cho từng vụ việc cụ thể. Các tòa án vì thế có lý do lớn để trên cơ sở các nguyên tắc và quy tắc chung của luật, đưa ra tương tự luật từ nội dung của các điều khoản luật định để lấp kín các khiếm khuyết của luật và để đạt được sự chặt chẽ. Ngược lại, trong hệ thống thông luật, các vụ việc là nguồn chủ yếu của luật, trong khi các đạo luật chỉ được coi là sự thêm vào trong thông luật và vì thế chỉ được diễn giải hẹp hơn.

Nguyên lý cơ sở về phân chia quyền lực cũng hơi khác nhau khi so sánh các quốc gia thông luật với các quốc gia dân luật. Ở một số nước theo thông luật, đặc biệt tại Hoa Kỳ, các thẩm phán được nhìn nhận như là để cân bằng quyền lực của các nhánh khác trong quyền lực nhà nước. Ngược lại, ý tưởng nguyên thủy về chia tách quyền lực tại Pháp là gán vai trò khác biệt cho việc lập pháp và cho các thẩm phán, với việc các thẩm phán chỉ áp dụng luật (các thẩm phán là la bouche de la loi; 'miệng của luật pháp'). Điều này được chuyển thành thực tế là nhiều tài phán dân luật từ chối ý niệm hình thức về tiền lệ có liên quan hay ràng buộc (mặc dù có lưu tâm tới luật-vụ việc đã giải quyết), hay hạn chế quyền đưa ra các tiền lệ chỉ dành cho Tòa tối cao.

Cũng tồn tại các khác biệt đáng kể trong các phương pháp luận pháp lý của các quốc gia dân luật khác nhau. Ví dụ, người ta thường cho rằng các phán quyết thông luật thường dài dòng hơn và chứa đựng nhiều lý lẽ phức tạp, trong khi các phán quyết pháp lý của dân luật thường ngắn và có bản chất hình thức hơn. Về nguyên lý, điều này đúng tại Pháp, nơi các thẩm phán chỉ trích dẫn luật, mà không ưu tiên luật vụ việc (Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các thẩm phán không cân nhắc nó khi sơ thảo phán quyết.). Ngược lại, phán quyết của tòa tại các quốc gia nói tiếng Đức có thể cũng dài dòng như ở các nước nói tiếng Anh.

Tuy nhiên, ở đây cũng có các khác biệt xã hội nhất định. Tại một số quốc gia dân luật, các thẩm phán được đào tạo và thăng tiến một cách độc lập với các luật sư, trong khi tại các quốc gia thông luật các thẩm phán thường được chọn lựa từ các luật sư (tại tòa) có tài năng và danh tiếng. Tại các nước vùng Scandinavia thẩm phán là các luật sư được chỉ định cho vị trí đó, trong khi Pháp có trường chuyên nghiệp dành cho thẩm phán.

Liên quan tới tố tụng hình sự, các hệ thống dân luật cụ thể dựa trên các biến thái của hệ thống thẩm tra chứ không phải hệ thống đối lập. Tại các nước thông luật, kiểu tổ chức xét xử như vậy đôi khi bị phê phán là thiếu giả định vô tội. Tuy nhiên, phần lớn các nước châu Âu đều tham gia Công ước châu Âu về nhân quyềnđiều 6 đảm bảo "quyền được xét xử công bằng" và giả định vô tội. Công ước được tất cả các thành viên phê chuẩn và là một phần như thế trong lập pháp của mỗi quốc gia thành viên. Một số quốc gia dân luật có sự lập pháp xảy ra trước khi có Công ước và đảm bảo cho bị đơn có được giả định vô tội. Trong số này, tại Na Uy thì giả định vô tội được bảo đảm bằng tập quán pháp không pháp điển hóa và ý kiến có hiệu lực[5] được thừa nhận bởi Tòa tối cao Na Uy một cách tuyệt đối.

Trong khi giả định vô tội là tồn tại, điều phân biệt hệ thống thẩm tra nhiều hơn là sự thiếu vắng hội thẩm đoàn thường xảy ra, trong khi nó lại được đảm bảo trong nhiều quyền tài phán thông luật. Trong các hệ thống thẩm tra có xu hướng có điều gì đó tương tự như xét xử trước quan tòa ("bench trial") bao gồm một thẩm phán hay quan tòa. Một số quốc gia vùng Scandinavia có quan tòa bao gồm 1 hội thẩm thường và 2 chuyên gia pháp lý lành nghề (thẩm phán). Một kết quả của thiếu vắng xét xử trước hội thẩm đoàn ("jury trial") trong hệ thống thẩm tra là khác biệt đáng kể trong các quy tắc về chứng cứ xét xử. Các quy tắc về chứng cứ trong thông luật dựa trên e ngại rằng hội thẩm đoàn sẽ lạm dụng chúng hay đưa ra tầm quan trọng không thích hợp đối với các chứng cứ không chắc chắn. Trong các hệ thống thẩm tra, các quy tắc về chứng cứ đôi khi là ít phức tạp hơn do các chuyên gia pháp lý được coi là có khả năng nhận ra chứng cứ đáng tin cậy hay không. Đáng chú ý nhất trong số này là thiếu vắng quy tắc về tin đồn. Quy tắc về tin đồn trong thông luật có khoảng 32 ngoại lệ đối với việc cấm sử dụng các tuyên bố ngoài tòa.